AcDieu225
Co Vang Tammy

Free Hit Counters
Web Site Hit Counters

Acdieu

Mất Gốc !!!

Trần-mộng-Lâm

Nhiều khi thành thực quá cũng gây cho mình những bực mình.
Trước đây ít lâu, tôi có viết một bài ngắn mang tựa đề :
Tôi không phải dân Bắc.
Tuần vừa qua, tôi lại viết bài :
Hai nỗi cô đơn.
Với 2 bài viết này, tôi nhận được khá nhiều điện thơ góp ý kiến, có người đồng ý, có người không đồng ý, nhưng cũng không có vấn đề gì quan trọng.  Khi mình đã đưa ra một ý kiến, thì phải chấp nhận các lời phê bình.
 Mới đây, khi đi ăn cưới cô cháu gái, tôi gặp anh Lâm Văn Bé, anh cười nói với tôi : Tôi hiểu ý anh, nhưng tôi nghĩ anh sẽ bị
phản đối nhiều đó.  Một lúc sau, gặp một ông bạn khác, ông này cũng nhã nhặn, nhưng hỏi móc tôi : Anh không sợ bị kết án là mất gốc ??
Tôi hỏi lại ông :
- Theo anh, gốc của tôi là gì?
- Thì anh người miền Bắc.  Tuy anh ở trong Nam lâu, lấy vợ miền Nam, nhưng gốc của anh là người Bắc.
 Tôi nản quá, nói với ông ta :
- Anh trật lất rồi.  Gốc của tôi là Việt Nam Cộng Hoà.  Tôi là công dân của Việt Nam Cộng Hoà.
Những công dân VNCH có người sanh tại Miền Bắc, có người sanh tại Miền Trung, có người sanh tại Miền Nam, nhưng họ đều có chung một nền văn hóa, tôi gọi văn hóa Miền Nam.
Gọi như vậy là để phân biệt với các công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày xưa gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Ngày nay, trong nước, còn sót lại những công dân cũ của VNCH.  Tại Hải Ngoại, đa số là người của VNCH.
 Tại Việt Nam, những người sống tại Miền Bắc trước 1975 là công dân của CHXHCNVN.
 Hiện nay, đại đa số người Việt Nam trong nước là các công dân của CHXHCNVN.
Người Việt Nam, nói chung, có cùng một tiếng nói, nhưng nói cùng một thứ tiếng không có nghĩa là cùng một tổ quốc.
Người Anh, người Úc, người Mỹ, cùng nói Tiếng Anh, nhưng họ không cùng một tổ quốc.
Cũng vây, người Việt Nam Công Hòa và người của CHXHCNVN không cùng một tổ quốc.
Với tôi, người của CHXHCNVN rất xa lạ : Họ nói khác tôi (tiếng Việt Cộng), họ suy nhĩ khác tôi, sống khác tôi, thậm chí lái xe, chưởi thề, ăn mặc, hát, đóng kịch, mọi thứ đều khác.
Họ có một lá cờ khác, một bài quốc ca khác, những anh hùng khác, những thần tượng khác.
Những người đó là gốc của tôi hay sao ???
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là tổ quốc của tôi hay sao??
Không, gốc của tôi là VNCH, tổ quốc của tôi là Việt Nam Cộng Hòa.
Công dân của VNCH là công dân VNCH   và công dân của CHXHCNVN là công dân của CHXHCNVN.
Hai khối người, nhưng cũng là hai nỗi cô đơn. Hai nỗi cô đơn này hiện hữu tại trong nước, nhưng cũng hiện hữu tại Hải Ngoại.
Bây giờ, giả thử có một ông đảng viên CS nào kêu gọi nới rộng tự do một chút, cởi mở hơn một chút, sửa sai chế độ của họ một chút, thì đó là việc của họ.
Riêng tôi, Cộng Sản phải được xóa bỏ toàn bộ.
Sửa nó?  đúng là nằm mơ giữa ban ngày.

Trần Mộng Lâm
CHIM CÓ TỔ, NGƯỜI CÓ TÔNG

 

Chống cộng không có nghĩa là viết lên những điều vớ vẩn như mấy câu văn đượm tính chất Chí Phèo của gã Trần Mộng Lâm nào đó trong bài viết “Mất Gốc” (đính kèm phía dưới).

Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rồi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ là tên gọi của những thể chế cầm quyến ở một vùng hay toàn lãnh thổ Việt Nam trong một thời đoạn nhất định nào đó trong giòng lịch sử dân tộc mà thôi. Lịch sử mấy nghìn năm hưng phế của dân tộc Việt Nam đã cho thấy chỉ có tổ quốc và dân tộc trường tồn chứ không có triều đại hay thể chế nào vĩnh cửu. Tôi cũng là công dân VNCH sinh quán ở Nam Định, miền Bắc Việt Nam giống ông Trần Mộng Lâm nhưng tôi xác quyết tôi là dân gốc Việt (người Việt chính gốc, không phải người Tàu, người Pháp hay Ấn độ..v..v..).

Tôi là người yêu tổ quốc và dân tộc Việt Nam, nói một cách văn vẻ là theo “chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, yêu tự do, dân chủ (yêu nước mà không cực đoan là đồ bỏ, là nói láo, là nhân danh để lạm dụng  cầu lợi) nên dứt khoát phải chống Việt Cộng (những người gốc Việt theo chủ nghĩa Cộng Sản) vì chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa ngoại lai tồi tệ, phi nhân, là hạt giống tai họa của nhân loại cần phải vứt vào sọt rác. Và tôi chống Việt Cộng

Công dân của một quốc gia không hẳn là phải đồng tình với tư tưởng của tập đoàn cai trị, nên dù là công dân VNCH chưa hẳn là người yêu chuộng chế độ hay công dân CHXHCNVN thì chắc chắn là tôn thờ chủ nghĩa cộng sản nên nếu là người gốc Việt thì vẫn là đồng bào cùng một dân tộc.
Người Việt Nam chống Việt Cộng không thể vì căm thù Việt Cộng mà căm thù dân tộc của mình, không vì là công dân VNCH mà căm thù cả gốc gác của bản thân để rồi tưởng tượng ra những hiện tượng kém cỏi, hư hỏng của đồng bào bị kìm kẹp dưới chế độ cộng sản độc tài toàn trị là bản chất của văn hóa miền Bắc.

Trong khi đất Bắc là gốc, là cội rễ của mấy nghìn năm văn hiến, văn hóa Việt Nam, miền Trung là thân và miền Nam là ngọn đúng theo tiến trình mở rộng bờ cõi về phương Nam.

Trần Mộng Lâm, một anh Bắc Kỳ mạo nhận quê vợ làm quê gốc hãy đọc bài thơ Nhớ Bắc, để thấy ngọn lửa tình tự dân tộc thiêng liêng bùng cháy từ trong sâu thẳm trái tim của một người miền Nam phát tiết thành những vần thơ trác tuyệt hướng về tận cội nguồn xa xăm trong huyền sử.
Sau này hai câu của bài thơ sửa lại “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long. (1)... đã trở thành ca dao. Bài thơ đượm phong thái hào sảng của người đi mở nước nhưng vẫn tha thiết nhớ cội nguồn cho thấy cái gọi là “văn hóa Miền Nam” vốn là một nhánh, một bộ phận của cái gốc lớn là văn hóa Việt Nam. Văn hóa miền Nam thời VNCH hay thời nào cũng chỉ là một bộ phận trong nền văn hóa, một thời kỳ trong văn học sử Việt Nam.

trích

Nhớ Bắc

Ai đi về Bắc, ta theo với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.(1)
            
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương!

Vẫn nghe tiếng hát trời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ
Mỗi lần man mác hương sầu riêng...
 
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền,
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm!
Muốn trở về quê, mơ cánh tiên.

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồn xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang kiếm trả dân ta?

Huỳnh văn Nghệ
(Ga Sài Gòn, 1940)
·        Tác giả bài thơ sau này đi kháng chiến rồi theo Việt Cộng nhưng hồn thơ bất hủ đã vượt qua lằn ranh chính trị không khác gì bản nhạc “Tiếng Gọi Thanh Niên”, “Nhớ Tây Tiến.”, “Màu Tím Hoa Sim”v..v.

Hết trích

Và chắc chắn, văn hóa miền Nam, chương trình giáo dục VNCH không sản sinh ra loại người như gã Trần Mộng Lâm, một loại người tự phơi bày cái tâm tồi tệ, thói tự hãnh ngốc ngếch của một tên mất gốc, thiếu kiến thức và vô văn hóa, không phân biệt nổi “thể chế cai trị” với “dân tộc và tổ quốc”
Một thời gian ngắn trước 30 – 4 – 1975 một thiểu số người gốc Việt thuộc VNCH gặp khi quốc biến hèn nhát không dám quyết chiến để bảo vệ quốc gia, chưa đánh đã đua nhau chạy trốn Việt Cộng ra nước ngoài sinh cư.
Tiếp theo, sau thời Việt Cộng đánh tư sản và nhân vụ bài Hoa thêm một số người Việt Nam thuộc hai thể chế VNCH, VNDCCH, CHXHCNVN vì không chịu nổi đời sống kinh tế khó khăn nên liều chết ra đi vượt biên kiếm sống. Đại bộ phận những người này mạo nhận là tỵ nạn chính trị (đó là thực tế vì hiện tại có đến hơn 99% đám người chạy trốn Việt Cộng trước đây đã “áo gấm về làng”, đến nỗi những  tổ chức tự phong chống Cộng ở hải ngoại tìm nhân sự chưa từng về Việt Nam để làm việc không ra).
Từ đó nảy sanh thêm nền văn hóa Việt ở hải ngoại; suy cho cùng rồi nền văn hóa này cũng chỉ là một bộ phận, là cái đuôi của nền văn hóa Việt Nam.
Ngày nay hầu hết công dân của các thể chế VNCH, VNDCCH và CHXHCNVN không còn giữ quốc tịch cũ mà đã trở thành công dân của các quốc gia họ đang cư ngụ….nên việc tự xưng, tự hãnh là công dân của một thể chế không còn tồn tại (VNCH), tự mình ruồng bỏ gốc gác, cội nguồn thì quả là hơi ấm đầu hay thực chất xuất thân Trần Mộng Lâm chỉ là một loại cùng đinh không có giòng dõi, tông môn, gia phả, gia tộc, không có cả nhà từ đường.
Chí Phèo vô học, vô sản nên nói liều, làm liều. Nhưng con người có chút trí thức mà nói liều, làm liều thì đúng là loại “trí thức không bằng cục cứt”, “trí thức chồn lùi” cặn bã.

 

Kim Âu

 

Trần-mộng-Lâm

Nhiều khi thành thực quá cũng gây cho mình những bực mình.
Trước đây ít lâu, tôi có viết một bài ngắn mang tựa đề :
Tôi không phải dân Bắc.
Tuần vừa qua, tôi lại viết bài :
Hai nỗi cô đơn.
Với 2 bài viết này, tôi nhận được khá nhiều điện thơ góp ý kiến, có người đồng ý, có người không đồng ý, nhưng cũng không có vấn đề gì quan trọng.  Khi mình đã đưa ra một ý kiến, thì phải chấp nhận các lời phê bình.
 Mới đây, khi đi ăn cưới cô cháu gái, tôi gặp anh Lâm Văn Bé, anh cười nói với tôi : Tôi hiểu ý anh, nhưng tôi nghĩ anh sẽ bị
phản đối nhiều đó.  Một lúc sau, gặp một ông bạn khác, ông này cũng nhã nhặn, nhưng hỏi móc tôi : Anh không sợ bị kết án là mất gốc ??
Tôi hỏi lại ông :
- Theo anh, gốc của tôi là gì?
- Thì anh người miền Bắc.  Tuy anh ở trong Nam lâu, lấy vợ miền Nam, nhưng gốc của anh là người Bắc.
 Tôi nản quá, nói với ông ta :
- Anh trật lất rồi.  Gốc của tôi là Việt Nam Cộng Hoà.  Tôi là công dân của Việt Nam Cộng Hoà.
Những công dân VNCH có người sanh tại Miền Bắc, có người sanh tại Miền Trung, có người sanh tại Miền Nam, nhưng họ đều có chung một nền văn hóa, tôi gọi văn hóa Miền Nam.
Gọi như vậy là để phân biệt với các công dân của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngày xưa gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Ngày nay, trong nước, còn sót lại những công dân cũ của VNCH.  Tại Hải Ngoại, đa số là người của VNCH.
 Tại Việt Nam, những người sống tại Miền Bắc trước 1975 là công dân của CHXHCNVN.
 Hiện nay, đại đa số người Việt Nam trong nước là các công dân của CHXHCNVN.
Người Việt Nam, nói chung, có cùng một tiếng nói, nhưng nói cùng một thứ tiếng không có nghĩa là cùng một tổ quốc.
Người Anh, người Úc, người Mỹ, cùng nói Tiếng Anh, nhưng họ không cùng một tổ quốc.
Cũng vây, người Việt Nam Công Hòa và người của CHXHCNVN không cùng một tổ quốc.
Với tôi, người của CHXHCNVN rất xa lạ : Họ nói khác tôi (tiếng Việt Cộng), họ suy nhĩ khác tôi, sống khác tôi, thậm chí lái xe, chưởi thề, ăn mặc, hát, đóng kịch, mọi thứ đều khác.
Họ có một lá cờ khác, một bài quốc ca khác, những anh hùng khác, những thần tượng khác.
Những người đó là gốc của tôi hay sao ???
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là tổ quốc của tôi hay sao??
Không, gốc của tôi là VNCH, tổ quốc của tôi là Việt Nam Cộng Hòa.
Công dân của VNCH là công dân VNCH   và công dân của CHXHCNVN là công dân của CHXHCNVN.
Hai khối người, nhưng cũng là hai nỗi cô đơn. Hai nỗi cô đơn này hiện hữu tại trong nước, nhưng cũng hiện hữu tại Hải Ngoại.
Bây giờ, giả thử có một ông đảng viên CS nào kêu gọi nới rộng tự do một chút, cởi mở hơn một chút, sửa sai chế độ của họ một chút, thì đó là việc của họ.
Riêng tôi, Cộng Sản phải được xóa bỏ toàn bộ.
Sửa nó?  đúng là nằm mơ giữa ban ngày.

Trần Mộng Lâm
CHIM CÓ TỔ, NGƯỜI CÓ TÔNG

 

Chống cộng không có nghĩa là viết lên những điều vớ vẩn như mấy câu văn đượm tính chất Chí Phèo của gã Trần Mộng Lâm nào đó trong bài viết “Mất Gốc” (đính kèm phía dưới).

Việt Nam Cộng Hòa hay Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rồi Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ là tên gọi của những thể chế cầm quyến ở một vùng hay toàn lãnh thổ Việt Nam trong một thời đoạn nhất định nào đó trong giòng lịch sử dân tộc mà thôi. Lịch sử mấy nghìn năm hưng phế của dân tộc Việt Nam đã cho thấy chỉ có tổ quốc và dân tộc trường tồn chứ không có triều đại hay thể chế nào vĩnh cửu. Tôi cũng là công dân VNCH sinh quán ở Nam Định, miền Bắc Việt Nam giống ông Trần Mộng Lâm nhưng tôi xác quyết tôi là dân gốc Việt (người Việt chính gốc, không phải người Tàu, người Pháp hay Ấn độ..v..v..).

Tôi là người yêu tổ quốc và dân tộc Việt Nam, nói một cách văn vẻ là theo “chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, yêu tự do, dân chủ (yêu nước mà không cực đoan là đồ bỏ, là nói láo, là nhân danh để lạm dụng  cầu lợi) nên dứt khoát phải chống Việt Cộng (những người gốc Việt theo chủ nghĩa Cộng Sản) vì chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa ngoại lai tồi tệ, phi nhân, là hạt giống tai họa của nhân loại cần phải vứt vào sọt rác. Và tôi chống Việt Cộng

Công dân của một quốc gia không hẳn là phải đồng tình với tư tưởng của tập đoàn cai trị, nên dù là công dân VNCH chưa hẳn là người yêu chuộng chế độ hay công dân CHXHCNVN thì chắc chắn là tôn thờ chủ nghĩa cộng sản nên nếu là người gốc Việt thì vẫn là đồng bào cùng một dân tộc.
Người Việt Nam chống Việt Cộng không thể vì căm thù Việt Cộng mà căm thù dân tộc của mình, không vì là công dân VNCH mà căm thù cả gốc gác của bản thân để rồi tưởng tượng ra những hiện tượng kém cỏi, hư hỏng của đồng bào bị kìm kẹp dưới chế độ cộng sản độc tài toàn trị là bản chất của văn hóa miền Bắc.

Trong khi đất Bắc là gốc, là cội rễ của mấy nghìn năm văn hiến, văn hóa Việt Nam, miền Trung là thân và miền Nam là ngọn đúng theo tiến trình mở rộng bờ cõi về phương Nam.

Trần Mộng Lâm, một anh Bắc Kỳ mạo nhận quê vợ làm quê gốc hãy đọc bài thơ Nhớ Bắc, để thấy ngọn lửa tình tự dân tộc thiêng liêng bùng cháy từ trong sâu thẳm trái tim của một người miền Nam phát tiết thành những vần thơ trác tuyệt hướng về tận cội nguồn xa xăm trong huyền sử.
Sau này hai câu của bài thơ sửa lại “Từ thuở mang gươm đi mở cõi/ Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long. (1)... đã trở thành ca dao. Bài thơ đượm phong thái hào sảng của người đi mở nước nhưng vẫn tha thiết nhớ cội nguồn cho thấy cái gọi là “văn hóa Miền Nam” vốn là một nhánh, một bộ phận của cái gốc lớn là văn hóa Việt Nam. Văn hóa miền Nam thời VNCH hay thời nào cũng chỉ là một bộ phận trong nền văn hóa, một thời kỳ trong văn học sử Việt Nam.

trích

Nhớ Bắc

Ai đi về Bắc, ta theo với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long.(1)
            
Ai nhớ người chăng? Ôi Nguyễn Hoàng
Mà ta con cháu mấy đời hoang
Vẫn nghe trong máu buồn xa xứ
Non nước Rồng Tiên nặng nhớ thương!

Vẫn nghe tiếng hát trời quan họ
Xen nhịp từng câu vọng cổ buồn
Vẫn nhớ, vẫn thương mùa vải đỏ
Mỗi lần man mác hương sầu riêng...
 
Sứ mạng ngàn thu dễ dám quên
Chinh Nam say bước quá xa miền,
Kinh đô nhớ lại xa muôn dặm!
Muốn trở về quê, mơ cánh tiên.

Ai đi về Bắc xin thăm hỏi
Hồn cũ anh hùng đất Cổ Loa
Hoàn Kiếm hồn xưa Linh Quy hỡi
Bao giờ mang kiếm trả dân ta?

Huỳnh văn Nghệ
(Ga Sài Gòn, 1940)
·        Tác giả bài thơ sau này đi kháng chiến rồi theo Việt Cộng nhưng hồn thơ bất hủ đã vượt qua lằn ranh chính trị không khác gì bản nhạc “Tiếng Gọi Thanh Niên”, “Nhớ Tây Tiến.”, “Màu Tím Hoa Sim”v..v.

Hết trích

Và chắc chắn, văn hóa miền Nam, chương trình giáo dục VNCH không sản sinh ra loại người như gã Trần Mộng Lâm, một loại người tự phơi bày cái tâm tồi tệ, thói tự hãnh ngốc ngếch của một tên mất gốc, thiếu kiến thức và vô văn hóa, không phân biệt nổi “thể chế cai trị” với “dân tộc và tổ quốc”
Một thời gian ngắn trước 30 – 4 – 1975 một thiểu số người gốc Việt thuộc VNCH gặp khi quốc biến hèn nhát không dám quyết chiến để bảo vệ quốc gia, chưa đánh đã đua nhau chạy trốn Việt Cộng ra nước ngoài sinh cư.
Tiếp theo, sau thời Việt Cộng đánh tư sản và nhân vụ bài Hoa thêm một số người Việt Nam thuộc hai thể chế VNCH, VNDCCH, CHXHCNVN vì không chịu nổi đời sống kinh tế khó khăn nên liều chết ra đi vượt biên kiếm sống. Đại bộ phận những người này mạo nhận là tỵ nạn chính trị (đó là thực tế vì hiện tại có đến hơn 99% đám người chạy trốn Việt Cộng trước đây đã “áo gấm về làng”, đến nỗi những  tổ chức tự phong chống Cộng ở hải ngoại tìm nhân sự chưa từng về Việt Nam để làm việc không ra).
Từ đó nảy sanh thêm nền văn hóa Việt ở hải ngoại; suy cho cùng rồi nền văn hóa này cũng chỉ là một bộ phận, là cái đuôi của nền văn hóa Việt Nam.
Ngày nay hầu hết công dân của các thể chế VNCH, VNDCCH và CHXHCNVN không còn giữ quốc tịch cũ mà đã trở thành công dân của các quốc gia họ đang cư ngụ….nên việc tự xưng, tự hãnh là công dân của một thể chế không còn tồn tại (VNCH), tự mình ruồng bỏ gốc gác, cội nguồn thì quả là hơi ấm đầu hay thực chất xuất thân Trần Mộng Lâm chỉ là một loại cùng đinh không có giòng dõi, tông môn, gia phả, gia tộc, không có cả nhà từ đường.
Chí Phèo vô học, vô sản nên nói liều, làm liều. Nhưng con người có chút trí thức mà nói liều, làm liều thì đúng là loại “trí thức không bằng cục cứt”, “trí thức chồn lùi” cặn bã.

 

Kim Âu

 

 

AcDieu

Tin Buồn

2014

01-2014

02-2014

TIME